Vận tải đường biển được ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Vào thế kỷ thứ V thời trước công nguyên con người đã biết sử dụng biển để giao lưu giữa các vùng với các miền khác nhau ,là con đường lưu thông giữa các quốc gia trên thế giới với nhau . Vì vậy , Vận tải biển được phát triển mạnh tới hiện nay và đã trở thành ngành vận tải hiện đại nhất trong các hệ thống vận tải quốc tế.

XEM THÊM: Vận tải đường biển tại An Giang

Vận tải đường biển là gì?

Vận tải biển là hoạt động vận tải có liên quan đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia, các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng tầu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc dịch chuyển hành khách và hàng hoá trên những tuyến đường biển.

Vận tải biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác.Ngay từ thế kỷ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyển đường gao thông để giao lưu các vùng, các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới.Cho đến nay vận tải biển trở thành ngành vận tải biển hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế.

Vận tải đường biển là gì
Vận tải đường biển là gì

Ưu điểm của vận tải hàng hóa bằng đường biển

  • Hình thức vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thích hợp trong buôn bán, kinh doanh quốc tế.
  • Thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, trên cự ly dài nhưng không đòi hỏi thời gian.
  • Đây là loại hình giao nhận hàng mang tính quốc tế
  • Góp phần phát triển kinh tế đất nước được mạnh mẽ hơn Góp phần làm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
  • Giúp cho hàng hóa trong nước và quốc tế được giao thương một cách thuận lợi. Đồng thời, việc giao lưu văn hóa qua các sản phẩm mang nét dân tộc của từng đất nước được dễ dàng và tiện lợi, góp một phần không nhỏ thắt chặt mối thông thương và văn hóa của các nước trên thị trường quốc tế.

Đặc điểm của vận tải hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được chia theo từng loại hàng hóa và sẽ có từng phương thức vận tải đường biển riêng. Các mặt hàng đông lạnh thì sẽ có phương tiện chuyên chở riêng phù hợp với tính chất sản phẩm sao cho giúp sản phẩm luôn được tươi, không làm giảm chất ượng trong quá trình vận chuyển.

Các hàng hóa như chất lỏng, các chất hóa học cũng sẽ được vận chuyển bằng phương tiện có cấu tạo và thiết kế đặc biệt đảm bảo an toàn cho cả lộ trình đến nơi giao hàng

Quy định về khối lượng container vận chuyển bằng đường biển

Để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, chúng ta còn một khâu trung gian nữa không thể thiếu trong mỗi chuyến hàng đó là chuyển hàng từ công ty, xí nghiệp, doanh nghiệp đến cảng biển. Phương tiện hỗ trợ cho công việc này đó là xe Container. Là người kinh doanh, bạn cũng cần phải biết quy định về khối lượng xe container cho mỗi lần vận chuyển hàng đến bến cảng.

Theo quy định của Công ước SOLAS, người gửi hàng có thể kiểm tra xác nhận khối lượng toàn bộ của container đã được đóng hàngtheo một trong hai cách sau:

  • Cách 1: cân toàn bộ container và hàng hóa chứa bên trong tại trạm cân được công nhận.
  • Cách 2: cân riêng khối lượng của hàng hóa và khối lượng của cotainer tại trạm cân được công nhận.

Người gửi hàng phải đảm bảo việc cung cấp đầy đủ thông tin về khối lượng toàn bộ của container cho thuyền trưởng hoặc đại diện của thuyền trưởng, và đại diện bến cảng trước khi container được xếp lên tàu. Trong trường hợp người gửi hàng không cung cấp thông tin này, container không được phép đưa lên tàu.

Nhận ra được những đặc điểm ưu việt này của vận tải hàng hóa bằng đường biển mà nhiều doanh nghiệp, công ty sử dụng loại hình vận tải này để chuyên chở hàng hóa trong nước và quốc tế. Và cũng còn tùy vào loại hàng hóa, kích thước và khối lượng mà sẽ có lựa chọn phương thức vận tải phù hợp. Thế nhưng chúng ta không thể phủ nhận sự tiên lợi, ưu việt từ vận tải hàng hóa bằng đường biển.

XEM THÊM: Vận tải đường thủy là gì? Các loại giao thông đường thủy

Vận đơn đường biển

Đây là một loại chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng đường biển do người chuyên chở hay đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên trên tàu hay sau khi đã nhận hàng hóa để xếp lên tàu.

a.Tác dụng của vận đơn đường biển

  • Là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng, nhận hàng và người chuyên chở.
  • Là căn cứ để kê khai hải quan và làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá.
  • Là căn cứ để xác nhận hàng hóa và xác định số lượng hàng hoá mà người bán gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi các sổ sách, thống kê, theo dõi đã hoặc không hoàn thành trách nhiệm như quy định trong bản hợp đồng mua bán ngoại thương .
  • Vận đơn kết hợpcùng các chứng từ khác của hàng hoá để lập thành bộ chứng từ thanh toán tiền hàng.
  • Là chứng từ quan trọng trong một bộ chứng từ khiếu nại về người bảo hiểm, hay những người khác có liên quan.
  • Sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn…

b. Phân loại các vận đơn

Vận đơn đường biển rất đa dạng và phong phú, nó được sử dụng vào các công việc khác nhau tuỳ theo các nội dung thể hiện ở trên vận đơn. Theo Bộ luật hàng hải Việt Nam thì vận đơn được ký phát dưới 3 dạng là: vận đơn đích danh, vận đơn theo lệnh và vận đơn xuất trình.

c. Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển

Vận đơn đường biển là một chứng từ rất quan trọng trong quá trình giao nhận vận chuyển hay bảo hiểm, thanh toán và khiếu nại (nếu có). Vì vậy khi lập và sử dụng vận đơn các bạn cần lưu ý những điểm sau đây:

Thứ nhất, vận đơn đường biển thường có dẫn chiếu một số về công ước quốc tế phổ biến như Hague Rules, Hague Visby Rules hay Hamburge Rules. Ngược lại, trên thế giới không có một công ước nào có thể điều chỉnh vận đơn thứ cấp.

Thứ hai, vận đơn chỉ quy định các quyền và nghĩa vụ người Vận tải biển liên quan tới các việc bốc xếp hay chuyên chở, dỡ hàng và trả hàng phát sinh từ các hợp đồng thuê tàu. Ngược lại vận đơn thứ cấp còn chứa đựng những quy định pháp lý về việc chuyên chở bằng vận tải đường bộ, đường sông và đường sắt. Vì vậy, không gian pháp lý của vận đơn thứ cấp khá rộng hơn vận đơn đường biển.

Thứ ba, trong các vận đơn thứ cấp thường ghi các địa điểm giao nhận hàng để chở và các địa điểm trả hàng chứ không phải đơn thuần là cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.

Thứ tư, vận đơn đường biển bao giờ cũng có ghi rõ: đã bốc hàng lên tàu hoặc đã nhận để bốc lên tàu .Ngược lại, vận đơn thứ cấp thường ghi: nhận để vận chuyển vì có thể chở bằng con đường biển, đường sông, đường bộ…

Thứ năm, trong vận đơn đường biển, người gửi hàng gọi với cái tên shipper còn trong vận đơn thứ cấp, người gửi hàng gọi là congignor. Trong vận đơn đường biển luôn ghi người nhận hàng hoặc đích danh hoặc theo lệnh nhưng trong vận đơn thứ cấp luôn được ghi là: hàng được giao nhận theo lệnh

Thứ sáu, vận đơn đường biển luôn có một chức năng là chứng từ nhận được quyền định đoạt hàng hoá nhưng với vận đơn thứ cấp, tính chất này có thêm hay không là do hai bên thoả thuận khi phát hành.

Thứ bảy, người chuyên chở đường biển không phải chịu trách nhiệm về hàng hóa đến chậm nhưng người giao nhận hàng hóa lại phải chịu trách nhiệm về việc hàng hóa đến chậm .Có khi họ sẽ phải đền gấp đôi số tiền cước cho những thiệt hại do giao hàng tới chậm.

Thứ tám, thời hiệu khiếu nại trong vận đơn đường biển thường là 01 năm, trong khi đó ở vận đơn thứ cấp thì chỉ khoảng 09 tháng.

Thứ chín, vận đơn đường biển chỉ cần 01 con dấu và 01 chữ ký vì nó chỉ được cấp sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu. Trong khi , vận đơn thứ cấp do được phát hành khi nhận hàng để chở nên phải có thêm 01 con dấu và 01 chữ ký nữa để xác nhận rằng hàng hóa đã được bốc lên tàu (chú ý ngày cấp vận đơn thứ cấp và ngày bốc hàng có thể sẽ khác nhau).

Tuy nhiên , sự phân biệt giữa 2 loại vận đơn này chỉ đánh giá là tương đối. Ðiều quan trọng là khi có một vận đơn trong tay , bạn phải xem xét xem nó thuộc loại gì và ai là người phát hành để khi có tổn thất có thể giải quyết kịp thời và đúng đối tượng.

XEM THÊM: Vận Tải Biển, Vận chuyển hàng đường Biển siêu rẻ…

d. Giấy gửi hàng theo đường biển

Vận đơn là một trong những chứng từ rất quan trọng nhất của việc mua bán quốc tế khi hàng hoá được vận chuyển bằng vận tải đường biển. Tuy vậy, vận đơn cũng nhiều nhược điểm như sau :

Thứ nhất, khi hàng hoá đã cập cảng và thực hiện dỡ hàng nhưng người nhận không có vận đơn để nhận hàng vì thời gian hành trình của hàng hoá ở trên biển ngắn hơn thời gian gửi bill từ cảng xếp hàng tới cảng dỡ hàng.

Thứ hai, biên lai không thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động (fax, teleax…) vì vậy, việc sử dụng biên lai trong thanh toán và nhận hàng…. đòi hỏi phải có bộ chứng từ gốc.

Thứ ba, việc in ấn biên lai đòi hỏi rất nhiều công sức và tốn kém bởi chữ in ở mặt sau của biên lai thường rất nhỏ, nó chỉ khoảng 0,3mm để chống làm giả.

Thứ tư, việc sử dụng biên lai có thể sẽ gặp những rủi ro trong việc giao nhận hàng hoá (nếu đơn vị nào bị mất cắp) vì biên lai là những chứng từ sở hữu hàng hoá….

Vận tải đường biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hóa . Các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên. Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn.Vận chuyển đường biển không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác.

——————————————
Hãy liên hệ ngay chúng tôi:

DỊCH VỤ VẬN TẢI BẮC – TRUNG – NAM

Điện thoại: 089 858 55 88

Email: dichvuvantai.vietnamexpress@gmail.com

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VẬN TẢI VIỆT NAM EXPRESS